Ngày 21/6/1791, theo sau cuộc cách mạng dân chủ, vua Louis và hoàng hậu bị bắt tại tại Varennes trong lúc đang tìm cách trốn thoát khỏi nước Pháp. Ngày 21/9/1791, Pháp vĩnh viễn bãi bỏ chế độ phong kiến và tuyên bố trở thành nước cộng hòa. Cuối cùng vào ngày 21/1/1793, vua Louis XVI kết liễu cuộc đời trên máy chém.
2. Lời nguyền từ chiếc xe của James Dean
Tháng 9/1955, tài tử điện ảnh James Byron Dean tử nạn ngay trong chiếc xe hơi thể thao Porsche 550 Spyder. Ngay sau tai nạn này, con xế yêu thích của chàng diễn viên nổi tiếng liên tục gây ra thảm họa cho bất kỳ ai động chạm tới nó:
- Khi người ta di rời chiếc xe ra khỏi hiện trường để chuyển đến ga-ra sửa chữa, động cơ bất thần trượt ra ngoài, rơi trúng chân một thợ máy và biến anh này thành tàn phế suốt đời.
- Một ông bác sĩ mê đua xe Troy McHenry cuối cùng đã mua động cơ xui rủi này về lắp vào xe đua, và rồi sớm bỏ mạng trên đường đua cùng với chính chiếc xe đó. William Eschrid - một tay mê đua xe khác mua lại chiếc trục truyền động với giá rẻ như bèo, rốt cuộc cũng chung số phận trong cùng cuộc đua ngày hôm ấy.
- Lần thứ hai đem “con” Porsche của James Dean ra sửa chữa, chẳng hiểu vì sao ga-ra bốc lửa và bị thiêu rụi hoàn toàn.
- Sau đó chiếc xe đáng nguyền rủa vẫn cứ được đem ra trưng bày ở trường trung học Sacramento . Lần này nó trượt ra khỏi bục và may thay, chỉ làm vỡ xương hông của 1 khách tham quan nhỏ tuổi.
- Ở Oregon , toa moóc chở chiếc xe bất ngờ tuột móc kéo và cứ thế đâm sầm vào một cửa hiệu, vỡ tan tành.
- Cuối cùng vào năm 1959, không ai lý giải nổi vì sao chiếc xe bỗng dưng vỡ thành 11 phần trong khi nó vẫn nằm trên giá đỡ bằng thép.
3. “Chạy trời không khỏi nắng”
Năm 1883, cô bạn gái của Henry Ziegland tự sát khi tình yêu của 2 người đi đến hồi tan vỡ. Quá đau đớn và tức giận, ông anh vợ hụt đã truy đuổi Ziegland và kết liễu chàng trai đào hoa bằng 1 phát súng để đời. May mắn thay viên đạn chỉ sượt qua mặt Ziegland, cắm phập vào thân cây đằng sau lưng anh mà tên sát nhân không hề hay biết.
Vài năm sau, tình cờ thế nào Ziegland nhận nhiệm vụ đốn gục chính cái cây khổng lồ đó. Để giảm bớt phần nặng nhọc, anh chàng quyết định tống mấy ống thuốc súng vào gốc cây. Sức ép của vụ nổ đã giải thoát cho viên đạn oan nghiệt năm nào, nó bay thẳng vào đầu Ziegland, giết chết anh ngay tắp lự.
4. Hai cuộc đời, một số phận
Cũng không có gì là lạ khi những cặp sinh đôi có cuộc đời tương tự nhau, tuy nhiên giống nhau đến mức kỳ lạ như 2 anh em song sinh ở bang Ohio (Mỹ) thì quả thực độc nhất vô nhị.
Hai đứa trẻ mồ côi bị chia cắt ngay từ lúc mới chào đời khi được 2 gia đình hoàn toàn xa lạ nhận về làm con nuôi. Tình cờ làm sao, cả hai đứa đều được đặt tên là James. Hai anh chàng James lớn lên trong cùng 1 thành phố mà không hề biết nhau, cùng học ngành cảnh sát, cùng có sở trường vẽ cơ khí và làm đồ mộc, và cùng cưới vợ có tên Linda.
Chưa hết, con trai cả của họ cùng mang tên James Alan, trong khi cậu con thứ hai cùng tên James Allan. Sau đó không ai bảo ai, họ cùng ly dị vợ cũ và cưới cô vợ thứ hai - cùng tên Betty. Với sở thích nuôi chó, chẳng hiểu sao hai chú chó cưng của 2 người cũng trùng tên Toy.
Phải đến 40 năm sau ngày xa cách, cặp song sinh kỳ lạ này mới có dịp hội ngộ để ngẫm lại những sự trùng hợp thú vị diễn ra trong cuộc đời.
5. Giống hệt tiểu thuyết
Thế kỷ thứ 19, tác giả truyện kinh dị nổi tiếng Egdar Allan Poe có viết một tác phẩm mang tên “Chuyện kể của ngài Arthur Gordon Pym”, đại để nói về 4 người đàn ông sống sót sau 1 vụ đắm tàu, họ lênh đênh trên thuyền cứu nạn nhiều ngày rồi cuối cùng bàn nhau giết và ăn thịt một cậu bồi tàu tên Richard Parker.
Cho đến năm 1884, thuyền buồm Mignonette đắm giữa biển để lại 4 người sống sót duy nhất trên 1 chiếc thuyền cứu hộ. Sau cùng, 3 thành viên lớn tuổi của đoàn đã hè nhau giết chết cậu bồi tàu để làm thực phẩm chống chọi nguy cơ chết đói. Cậu bé ấy cũng có tên Richard Parker.
6. Hai lần thoát chết cùng “kịch bản”
Chuyện xảy ra hồi đầu những năm 30 thế kỷ 20. Một bà mẹ trẻ ở Detroit chẳng hiểu bất cẩn thế nào đã để đứa con nhỏ... rơi từ trên cửa sổ tầng 2 xuống đất. May thay, vào đúng giây phút hiểm nghèo ấy có một người đàn ông tên Joseph Figlock tình cờ đi ngang qua. Đứa trẻ rơi trúng đầu ông, nhờ đó mà thoát chết.
Một năm sau điều kỳ diệu lặp lại y chang. Lại đúng đứa trẻ ấy, ngã từ đúng ban công ấy. Vẫn người đàn ông Joseph Figlock ấy tình cờ đi ngang qua con đường ấy. Cú va chạm lại một lần nữa giúp đứa bé bảo toàn tính mạng.
Mark Twain sinh vào ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835, và chết đúng ngày nó xuất hiện lần tiếp theo năm 1910. Bản thân ông cũng đã tiên đoán trước được điều này: “Tôi đã đến với thế giới cùng Halley. Năm tới khi Sao chổi trở lại, có lẽ tôi sẽ ra đi cùng nó”.
Chỉ có điều, Mark Twain đã tiên đoán sự kiện xảy ra vào năm 1909 - sớm trước 1 năm so với thực tế.
8. Hai cha con cờ bạc bịp
Năm 1858, tay cờ bạc bịp khét tiếng Robert Fallon bị bắn chết sau khi vơ sạch ván bài 600 USD bằng thủ đoạn lừa đảo. Trong khi chỗ ngồi của Fallon vẫn chưa hết ấm, và chưa một ai khác dám đặt cược số tiền 600 đô (cho đến nay vẫn bị coi là con số đen đủi trong cờ bạc) thì đã xuất hiện 1 tay chơi trẻ măng, thả phịch người xuống chiếc ghế nơi nạn nhân bị sát hại và quăng ra đúng 600 USD.
Khi cảnh sát đến điều tra vụ việc và yêu cầu chủ sòng bạc phải chuyển số tiền 600 USD ban đầu của Fallon cho con cháu hay họ hàng thân thích của hắn, người ta mới vỡ lẽ ra rằng: gã thanh niên “tài cao” kia - lúc này đã kịp biến 600 USD lớn gần gấp 4 lần - chính là con trai ruột của nạn nhân. Hai cha con họ 7 năm nay chưa một lần gặp mặt.
9. “Nuôi” tình báo trong tiểu thuyết
Khi bắt tay vào viết tiểu thuyết trinh thám Barbary Shore, tác giả Norman Mailer không hề có ý định xây dựng nhân vật tình báo người Nga. Ấy thế rồi đưa đẩy thế nào, nhân vật vô danh này lại trở thành hình ảnh trung tâm xuyên suốt tác phẩm.
Thời điểm cuốn truyện hoàn thành cũng chính là lúc anh hàng xóm của Mailer - sống ngay căn hộ bên cạnh trong cùng tòa nhà chung cư - bị Cục di trú Hoa Kỳ bắt giữ. Té ra, hắn chính là đại tá Rudolf Abel, một tình báo cấp cao người Nga làm việc cho Hoa Kỳ vào thời điểm đó.
10. Ba lần tự tử không thành
Joseph Aigner - họa sĩ chân dung khá nổi tiếng của nước Áo hồi thế kỷ 19 - rõ là kẻ bất mãn với cuộc đời: không dưới 1 lần ông thực hiện phi vụ tự tử, và tất nhiên lần nào cũng không thành.
Lần thứ nhất tự treo cổ vào năm 18 tuổi, Aigner bị “phá đám” bởi một thầy tu dòng Fran-xit không tên tuổi, không quen biết. Lần thứ 2 năm 22 tuổi, lại ông thầy tu giấu mặt làm ý đồ của Aigner phá sản hoàn toàn.
8 năm sau ông họa sĩ lại có cơ hội cận kề giá treo cổ, lần này do một số kẻ cầm quyền muốn hãm hại nhằm ngăn cản hoạt động liên quan chính trị của ông. Và như thể số phận đã sắp đặt trước, sự can thiệp của gã thầy tu lại cứu sống Aigner.
Mãi cho đến năm 68 tuổi “ước nguyện” tự tử của Aigner mới hoàn thành. Lễ tang của họa sĩ nổi tiếng, không hiểu vô tình hay cố ý, do chính tay vị thầy tu nọ tiến hành - một ân nhân mà Aigner vĩnh viễn không bao giờ biết mặt.
11. Cuộc hội ngộ của những cái tên
Trên 1 chuyến tàu đi qua Peru năm 1920, tình cờ thế nào chỉ có 3 người duy nhất ngồi trong một toa xe, và cả 3 đều mang quốc tịch Anh. Câu chuyện càng thêm phần thú vị khi đến màn chào hỏi làm quen: người đầu tiên có họ là Bingham, người thứ hai có họ Powell, còn họ của người thứ 3 gồm 2 từ chính xác Bingham-Powell.
Tất nhiên cả 3 người không có bất kỳ mối quan hệ ruột rà thân thích nào.
12. Chiếc bánh pudding nhân quả mận
Năm 1805, nhà văn người Pháp Émile Deschamps bất ngờ được một người lạ mặt tên Monsieur de Fortgibu mời món bánh pudding nhân quả mận rất lạ miệng. Mười năm sau ông mới có dịp thấy lại món này trên menu ở 1 nhà hàng ở Paris, tuy nhiên khi hỏi phục vụ thì mới hay chiếc cuối cùng đã có người vừa gọi mất. Vị khách đó, thú vị thay chính là quý ông de Fortgibu năm nào.
Nhiều năm sau nữa, năm 1832, Émile Deschamps ăn tối và lại có dịp gọi món pudding quả mận trong nhà hàng cũ. Nhớ lại kỷ niệm xưa, ông nói đùa với bạn bè rằng vào lúc này đây, nếu có ai đó không may bị ông “nẫng tay trên” chiếc bánh cuối cùng thì chỉ có thể là de Fortgibu. Ngay chính lúc ấy, ông lão de Fortgibu run rẩy bước vào.
13. Những đồ vật bị bỏ quên trong khách sạn
Năm 1953, phóng viên truyền hình Irv Kupcinet có mặt tại Luân Đôn để tường thuật trực tiếp lễ đăng quang của Nữ hoàng Ellizabeth II. Trong phòng nghỉ tại khách sạn Savoy, Irv tình cờ tìm thấy một số đồ vật bỏ quên trong ngăn kéo, lần theo tung tích mới hay chủ nhân của chúng là Harry Hannin.
Một cách trùng hợp, Harry Hannin - ngôi sao bóng rổ của đội bóng nổi tiếng Harlem Globetrotters chính là bạn thân của Irv Kupcinet. Tuy nhiên vẫn chưa hết bất ngờ. Hai ngày sau, trước khi Irv kịp khoe Hannin về sự phát hiện thú vị, anh đã nhận được 1 bức thư từ Hannin thông báo rằng: trong lúc trú chân tại khách sạn Meurice ở Paris, anh này đã tìm thấy trong ngăn kéo 1 chiếc cà vạt bỏ quên - đích thị là của Kupcinet bởi có tên thêu rõ rành trên đó.
14. Con tàu Titanic
Năm 1898, Morgan Robertson viết cuốn tiểu thuyết viễn tưởng “Futility” với nội dung xoay quanh số phận con tàu Titan bất khả chiến bại: ngay trong hành trình đầu tiên, Titan đụng độ tảng băng khổng lồ và mang theo hàng nghìn hành khách chìm xuống đại dương sâu thẳm. Diễn biến xảy ra y hệt với tàu Titanic 14 năm sau.
Thời điểm xảy ra vụ đắm kinh hoàng, cả trong truyện và trên thực tế đề rơi vào tháng Tư. Có 3.000 hành khách và 24 tàu cứu hộ trong truyện thì con số chính xác “ngoài đời” là 2.207 và 20.
Sự trùng hợp trớ trêu vẫn chưa dừng lại ở đó. Vài tháng sau tai nạn kinh hoàng của tàu Titanic, một chiếc tàu chạy hơi nước cũng có dịp đi qua vùng biển Đại Tây dương đầy sương mù với duy nhất 1 thủy thủ trẻ được cắt cử trực đêm. Bất chợt anh nghĩ đến số phận tàu Titanic, rồi giật mình nhớ ra tàu mình cũng có tên mang máng giống con tàu xấu số kia - Titanian.
Hoảng hốt, anh chàng giật chuông báo động. Tàu Titanian dừng lại ngay lập tức để vừa kịp hú hồn: một tảng băng khổng lồ đang sừng sững ngay trước mũi.
15. Năm 2002, một con đường ở miền bắc Phần Lan chứng kiến 2 tai nạn chết người trong vòng chưa đầy vài tiếng đồng hồ, dẫn đến cái chết của 2 nạn nhân xấu số - trùng hợp thế nào lại là chính hai anh em sinh đôi của nhau, thọ 70 tuổi.
Nạn nhân đầu tiên chết do xe tải cán khi đang đạp xe trên đường Raahe, cách thủ đô Helsinki 600 km về phía bắc. Người anh em kia chết vài tiếng sau, cách xác địa điểm ban đầu chưa đầy 1,5 km.
16. Trong một chuyến đi công tác vào cuối những năm 1950, ông George D. Bryson có dịp nghỉ chân tại khách sạn Brown ở Louisville , bang Kentucky (Mỹ). Sau khi làm thủ tục và nhận chiếc chìa khóa phòng 307, ông ghé vào quầy thư tín nhắn rằng nếu có bức điện nào gửi cho ông thì làm ơn chuyển lên phòng ngay.
Toan bước đi thì cô nhân viên bất ngờ gọi ông Bryson quay lại: “Ngài có thư”. Rõ ràng, một bức thư đề tên người nhận “Ông George D. Bryson, phòng 307”.
Sự bất ngờ đến khó hiểu chỉ được giải tỏa khi ông Bryson khám phá ra rằng: bức thư không phải cho ông mà là cho một khách trọ trong phòng 307 ngay trước đó - một người đàn ông có cái tên trùng khít George D. Bryson.
17. John và Arthur Mowforth là hai anh em sinh đôi sống cách xa nhau 130 km trong cùng nước Anh. Buổi tối ngày 22/5/1975, cả hai cùng lên cơn đau ngực dữ dội. Họ được đưa tới 2 bệnh viện khác nhau vào cùng thời điểm mặc dù hai gia đình không hề hay biết người anh em song sinh kia của nạn nhân cũng đang trong tình trạng nguy kịch.
Chưa đầy mấy phút sau khi nhập viện, hai anh em họ nhất loạt từ trần.
18. Trong lúc dạo quanh các cửa hàng sách cũ ở Paris năm 1920, nhà văn người Mỹ Anne Parrish tình cờ gặp lại cuốn truyện mà hồi nhỏ bà vốn rất yêu thích: “Chàng Sương muối và những chuyện kể khác”. Chồng của Anne nhân tiện nhặt cuốn sách đã sờn rách lên xem, mở trang đầu tiên và cả quá đỗi bất ngờ khi đọc lời tựa nắn nót: “Anne Parrish, nhà số 209, đường N. Weber, Colorado Springs ”. Đó chính là của Anne thủa thơ bé năm nào.
19. Năm 1975, một người đàn ông bị xe taxi cán chết trong lúc chạy xe máy trong ở thành phố Bermuda .
Một năm sau, tai nạn tương tự xảy ra y chang với anh trai của nạn nhân xấu số: cũng trên chiếc chiếc xe máy ấy, thủ phạm vẫn là chiếc taxi mang biển số ấy, do gã lái xe ấy điều khiển, thậm chí người đang ngồi trên xe vẫn là ông khách của 1 năm về trước.
20. Một lần vua Umberto I của nước Ý bước vào một nhà hàng ở thành phố Monza , theo sau là viên cận thần thân tín Emilio Ponzia. Khi chủ quán đích thân ra tiếp chuyện, vua Umberto bất ngờ nhận ra điều lạ lùng: ngài và tên chủ quán giống hệt nhau, từ khuôn mặt cho đến vóc người.
Vậy là hai người đàn ông thuộc hai tầng lớp xã hội cách nhau một trời một vực bắt đầu đem những sự kiện cuộc đời ra chiêm nghiệm.
- Sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm (ngày 14/3/1844)
- Cùng nơi chôn rau cắt rốn
- Lấy vợ cùng tên Margherita
- Ông chủ nhà hàng khai trương tiệm ăn vào đúng ngày vua Umberto đăng quang
0 comments:
Post a Comment