Di Hòa Viên là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, cách Bắc Kinh khoảng 15 cây số. Nhiều người biết đến nơi này với tên cung điện mùa hè của Từ Hy Thái Hậu. Di Hòa Viên được UNESCO công nhận là một di sản thế giới từ năm 1998.
Tôi và nguoi tình trăm năm đã đến đây thăm viếng. Thật là một tuyệt phẩm về kiến trúc cung điện và vườn cảnh của Trung Quốc.
Dí Hòa Viên là một trong những hoa viên đẹp nhất thế giới. Theo Wikipedia tiếng Mỹ, Di Hòa Viên có nghĩa là "Garden of nurtured harmony" (Vườn nuôi dưỡng sự hoà hợp). Di Hòa Viên có một lịch sử lâu đời gần 800 năm.
Đời nhà Tần, cung điện Kim Sơn Cung được xây cất tại địa điểm Di Hòa Viên. Năm 1750 vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại đây để mừng sinh nhật mẹ ông. Đời Từ Hy Thái Hậu, hoa viên này được trùng tu, và đặt tên mới là Di Hòa Viên.
Di Hòa Viên có 2 phần chánh: đồi Vạn Thọ Sơn (Longevity hill) và hồ Côn Minh (Kunming lake). Đồi Vạn Thọ Sơn cao 60 thước. Khu hồ Côn Minh rộng 2.9 cây số vuông, trong đó 2.2 cây số vuông nước. Đời vua Càn Long, khí hoa viên này được xây cất, người ta đả đào hồ nơi có một hồ rất nhỏ, thành hồ rộng lớn ngày nay, bắt chước Tây Hồ ở Hàn Châu. Người ta dùng đất đào hồ để đắp thành Vạn Thọ Sơn. Công trình vĩ đại.
Di Hoa Viên được xây cất theo phong thủy Trung Quốc. Theo mật lệnh của Từ Hy Thái Hậu, hoa viên này phải được xây cất thể hiện những ý niệm Phước Lộc Thọ. Theo những bức hình chụp từ không gian, Di Hoa Viên có hình dáng của Trái đào, con Dơi và con Rùa. Đào tượng trưng cho Lộc. Dơi tượng trưng cho Phúc và Rủa tượng trưng cho Thọ.
Tàu bằng đá hoa được xây cất tử thời vua Càn Long (Hình Wikipedia)
Cầu Thập Thất Khổng Kiều (Hình Wikipedia)
Hành lang dài 728 thước gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa (Hình Wikipedia)
Tháp Phật Hương (Tower of Buddhist Incense) là kiến trúc cao nhất nằm trên đồi Vạn Thọ Sơn (Hình Wikipedia)
Nhân Thọ Điện (Hall of benevolence and longevity) nơi Từ Hy Thái Hậu tiếp đãi quan khách (Hình Wikipedia)
Trong entry nầy, xin chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh kỷ niệm chuyến viếng thăm mới đây của vợ chồng tôi. (Sẽ bổ túc sau).
"Di Hòa Viên (tiếng Trung: 颐和园/頤和園; bính âm: Yíhé Yuán), hay cung điện mùa hè - là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.
Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hòa Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.
Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh.
Di Hòa viên là một công viên nằm ở phía tây Bắc Kinh, diện tích khoảng 290 hécta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa.
Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này được hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác. Đến đời Vua Càn Long (1736-1796) nhà Thanh, quy mô khu công viên không những đã mở rộng một cách đáng kể, mà còn được xây thêm nhiều công trình mới, và đổi tên là Thanh Ý viên. Năm 1860 liên quân Anh - Pháp tấn công Bắc Kinh đã tràn vào đây cướp bóc, đốt phá khiến Thanh Ý viên tan hoang.
Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này.
Nổi bật ở chính khu trung tâm là Phật Hương các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật.
Dưới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ, ngay dưới Phật Hương các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa... Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn được coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới.
Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, được coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà người ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu.
Đã có nhiều người bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa viên có bố cục thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ hay không, và nếu có thì nó đã được thể hiện như thế nào.
Bước đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phân giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này được công bố, các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa viên.
Nhìn vào những tấm ảnh ta thấy ngay hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn quan nằm ở góc phía bắc của Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đường đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống như đôi xương cánh của một con dơi đang dang ra. Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đường hành lang vươn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vươn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngư Tảo thâm nhập vào mặt nước và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trước của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh.
Vì trước đây không có được bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của nó ít người nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hương các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và cái cổ con rùa cũng như cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp.
Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời. Phải chăng chính cấu trúc này là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại Trung Quốc cũng như trên thế giới."
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Di_H%C3%B2a_Vi%C3%AAn )
Khai trương 5 Blog mới kể lại những ngày hưu trí đi du lịch khắp nơi, đi, thấy, hiểu, và vui hưởng cuộc đời. Mời các bạn viếng thăm:
Việt Nam, Quê hương mến yêu
Những ngày về thăm lại quê hương
http://lthdan03.wordpress.com/
Nước Mỹ nơi tôi đang sống
Những ngày sống tại Mỹ
http://lthdan04.wordpress.com/
New York của tôi
Những ngày hạnh phúc
http://lthdan02.wordpress.com/
Du Lịch thế giới
Thế giới dưới mắt một người Mỹ gốc Việt
http://lthdan05.wordpress.com/
Đi giang hồ với người tình trăm năm
Đi tìm hạnh phúc
http://lthdan.wordpress.com/
Mời đọc thêm: Du lịch Trung Quốc
Du lịch Trung Quốc (68): Tử Cấm Thành
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/21395272
Du lịch Trung Quốc (67): Quảng trường Thiên An Môn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/20991712
Du lịch Trung Quốc (66): Vịt quay Bắc Kinh và Kinh Kịch
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=20565922
Du lịch Trung Quốc (65): Thập Tam Lăng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/20221762
Du lịch Trung Quốc (64): Một khách sạn 5 sao ở Bắc Kinh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=20067152
Du lịch Trung Quốc (63): Một tiệm bán đồ lưu niệm của Thái Giám ngày xưa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18962902
Du lịch Trung Quốc (62): Vạn Lý Trưởng Thành
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18713282
Du lịch Trung Quốc (61): Đêm cuối cùng trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18356682
Du lịch Trung Quốc (60): Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng (Kỳ 3)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18254592
Du lịch Trung Quốc (59): Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17743582
Du lịch Trung Quốc (58): Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17353352
Du lịch Trung Quốc (57): Xian (Tây An), cái nôi của nền văn minh thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17209082
Du lịch Trung Quốc (56): Một bữa cơm tối thời nhà Đường (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17116432
Du lịch Trung Quốc (55): Một bữa cơm tối thời nhà Đường (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17076522
Du lịch Trung Quốc (54): Sở thú Trùng Khánh (Chongqing)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16974372
Du lịch Trung Quốc (53): Trùng Khánh (Chongqing)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16875432
Du lịch Trung Quốc (52): Thạch Bão Trại (Shibaozhai Temple) (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16652522
Du lịch Trung Quốc (51): Thạch Bão Trại (Shibaozhai Temple) (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16629772
Du lịch Trung Quốc (50): Nhìn mặt trời mọc trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16531972
Du lịch Trung Quốc (49): Hẻm núi Cù Đường (Qutang gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16468492
Du lịch Trung Quốc (48): Những Tổng Thống Mỹ đã thăm viếng Trung Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16430692
Du lịch Trung Quốc (47): Tiểu Tam Hiệp (Lesser Three Gorges)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16383352
Du lịch Trung Quốc (46): Hẻm núi Vu Hiệp (Wu Gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16316362
Du lịch Trung Quốc (45): Hẻm núi Tây Lăng (Xiling Gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16239042
Du lịch Trung Quốc (44): Đập Tam Hiệp
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16157332
Du lịch Trung Quốc (43): Một làng nhỏ ở hẻm núi Tây Lăng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16093202
Du lịch Trung Quốc (42): Lênh đênh trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16056872
Du lịch Trung Quốc (41): Một bông hồng cho học sinh nghèo
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15946842
Du lịch Trung Quốc (40): Đi Kinh Châu (Jingzhou)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15899812
Du lịch Trung Quốc (39): Viện Bảo Tàng Thượng Hải (Shanghai Museum)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15840562
Du lịch Trung Quốc (38): Thăm viếng một xưởng dệt thảm tại Thượng Hải
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15828612
Du lịch Trung Quốc (37): Xem biểu diễn nhào lộn (Acrobat show)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15807162
Du lịch Trung Quốc (36): Thăm viếng một xưởng thêu ở Thượng Hải
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15778852
Du lịch Trung Quốc (35): Bến Thượng Hải (Bund)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15756902
Du lịch Trung Quốc (34): Bò húc bến Thượng Hải (Bund)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15727982
Du lịch Trung Quốc (33): Vườn Dự Viên (Yuyuang Garden)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15701572
Du lịch Trung Quốc (32): Phố cổ Thượng Hải (Old Shanghai)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15673202
Du lịch Trung Quốc (31): Expo Thượng Hải 2010
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15645862
Du lịch Trung Quốc (30): Một góc Thượng Hải nhìn từ cửa sổ phòng ở khách sạn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15620112
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/21861682
0 comments:
Post a Comment