Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thursday, November 11, 2010

Bạn là người thứ 375, 356 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.

Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh là cung điện của 24 vua chúa đời nhà Minh và Thanh trong gần 500 năm.

Năm 1961, Tử Cấm Thành được ghi nhận là một trong những kiến trúc lịch sử quan trọng nhất của Trung Hoa, được chánh phủ Trung Quốc bảo tồn. Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và được tổ chức này ghi nhận là quần thể những kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay.

Tôi và người tình trăm năm đã thăm viếng cung điện này, ngày nay được gọi là Cố Cung.






Tử Cấm Thành được công nhận là một trong 5 cung điện quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Bốn cung điện kia là cung điện Versailles của Pháp, cung điện Buckingham ở Anh Quốc, Nhà Trắng ở Mỹ và điện Kremlin ở Nga.

Tử Cấm Thành được xây cất từ năm 1406 đến năm 1420. Một điểm đáng chú ý (theo Wikipedia tiếng Việt) là một kiến trúc sư của công trình vĩ đại này là thái giám người Việt Nam tên Nguyễn An. Kiến trúc sư thứ nhì là một người Tàu tên Cai Sin.

Quần thể Tử Cấm Thành rộng khoảng 720.000 thước vuông, và có 800 cung và 8,800 phòng. Xung quanh có tường cao bao bọc. Tường cao 10 thước, được bao quanh phía bên ngoài bởi một hào nước rộng 50 thước. Bốn góc thành có 4 gác canh. Tử Cấm Thành có 4 cửa ra vào: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn.





Vợ chồng tôi vô Tử Cấm Thành từ phía Nam. Qua khỏi Thiên An Môn, chúng tôi gặp một sân rộng lớn, sau đó là của Ngọ Môn. Ngọ Môn còn có tên là Ngủ Phượng Lầu. Qua khỏi ngọ môn có một quảng trường lớn mênh mông có sông Kim Thuỳ chạy ngang, có 5 cầu bắc qua sông. Qua khỏi cầu đá, chúng tôi đi vào khu vực ngoại triều.














Từ Cấm Thành được chia làm hai khu vực chánh: ngoại triều và nội đình.

Ngoại triều có 3 kiến trúc chánh, đó là điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa(gọi là Tiền Tam điện). Ngoại triều là nơi Vua cử hành đại lễ và họp triều đình. Điện Thái Hòa là một kiến trúc rộng lớn nhất và quan trọng nhất trong Tử Cấm Thành. Ngai vàng của Vua được đặt tại điện này.











Sau điện Thái Hòa là điện Trung Hòa. Đây là nơi Vua tạm nghĩ trước khi dự đại lễ hay ngự triều tại điện Thái Hòa. Đây cũng là nơi Vua diễn tập lại các nghi thức và diễn văn trước khi đến "Temple of Heaven" để tế lễ Trời đất.

Sau điện Trung Hòa là điện Bảo Hòa. Đây là nơi Vua dự các yến tiệc. Sau nầy điện Bảo Hòa được dùng để Vua đích thân khảo tra các thí sinh đậu Tiến Sĩ.

Qua khỏi điện Bảo Hòa, chúng tôi đi ngang qua cổng Thái Hòa. Qua cổng này là nội cung. Đây là chỗ ở của Vua , Hoàng hậu và các cung phi của Vua. Nội cung gồm 3 kiến trúc chánh: đó là cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh. Cung Càn Thanh là chỗ ở của Vua và Hoàng Hậu. Cung Khôn Ninh là chỗ ở của Hoàng Hậu. Điện này được chia làm hai phần, phía đông là nơi Vua động phòng hoa chúc sau lễ kết hôn. Phía Tây là nơi cúng lễ. Điện Giao Thái là nơi Hoàng Hậu tiếp kiến hoàng thân quốc thích.

















Qua khỏi nội cung chúng tôi đến Vườn Thượng Uyển. Sau đó là cửa phía Bắc ra khỏi Tử Cấm Thành. Cố cung rất lớn, thăm viếng rất mệt. Đến Bắc Kinh 2 lần, đây là lần đầu tiên tôi gom đủ can đảm đi hết đoạn đường này.








Trong entry nầy, xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh Tử Cấm Thành, còn được biết đến ngày nay với tên Cố Cung. Kiến trúc Tử Cấm Thành tiêu biểu truyền thống kiến trúc cung điện của người Trung Hoa. Kiến trúc này ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc cung điện của Á Châu, và nhiều nơi khác trên thế giới. (Sẽ bổ túc sau).





























"Tử Cấm Thành (紫禁城) Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung (故宮) (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc.

Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院, Cố cung bác vật viện).

Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang).

Khu Tử Cấm Thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được hoàng thành bao bọc xung quanh.

Các số liệu thực tế:
• Diện tích: 250.000 m²
• Số công trình: 800
• Số phòng: 8.886
• Số nhân lực ước tính: 1.000.000

Tử Cấm Thành được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế. Kiến trúc sư trưởng là Cai Xin và thái giám Nguyễn An, một người Việt Nam, còn tổng công trình sư là Kuai Xiang và Lu Xiang."


(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%91_Cung )


"Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu.

Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh - Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm.

Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn.

Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.

Cửa Ngọ Môn

Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm. Bên trên xây 1 toà điện lớn 9 gian ngay mặt chính, 4 góc hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm toà điện này đều 2 tầng, mái được nối với nhau bằng hành lang cửa sổ có mái che.

Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. Các kiến trúc trong Cố Cung chiếu theo tính chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình.
Ngoại triều: là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà (gọi là Tiền Tam điện) trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau.

Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hoà Môn thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam điện.

Quần thể này được xây dựng trên đài cao 6m, gần giống như hình chữ Thổ (TQ). Đài chia làm 3 tầng, mỗi tầng đều có lan can bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống, chính giữa mỗi bậc đều có 1 tảng đá lớn hình chữ nhật, bên trên khắc hình rồng mây rất tinh tế.

Cửa Thái Hoà

Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Sư tử vốn ở Châu Phi, đến đời nhà Hán, quốc vương Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống Hoàng đế nhà Hán.

Từ đó, sư tử du nhập vào Trung Quốc. Sư tử là loài vật có sức mạnh, lại rất hung dữ, khiến nhiều loài thú rừng khác phải khiếp sợ, vẫn được mệnh danh là Chúa Sơn lâm. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.

Trước Thiên An Môn và trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định. Tức là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà.

Điện Thái Hoà

Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.

Các kiến trúc của Trung Quốc thời trước to hay nhỏ thường lấy số gian làm chuẩn mực. Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số 1 thời xưa còn giữ lại. Mái của các kiến trúc ngày xưa có nhiều loại và nhiều kiểu xây dựng khác nhau, 1 tầng hoặc 2 tầng. Tuỳ theo từng kiến trúc to hay nhỏ, mức quan trọng ra sao mà có cách xử lý mái khác nhau.

Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1 loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn.

Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình 1 con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là 1 khối thủy tinh hình tròn.

Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Đằng sau ngai vàng là chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công…Nếu cho điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, thì bệ rồng phải là trung tâm của trung tâm.

Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Người Hán coi rồng là tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa. Trong giới học giả Trung Quốc, đối với rồng có nhiều giả thiết khác nhau. Người cho rồng là hình tượng tổng hợp của nhiều con vật, như: rắn, cá, trâu, bò, chim muôn…Người cho rồng là hình tượng của mây mưa, sấm chớp. Cũng có người cho rồng là hình tượng của khủng long và cá sấu hợp lại…

Thực ra, cho đến nay, người ta chưa kết luận được rằng rồng là loài vật như thế nào nhưng rồng vẫn luôn được nhân dân Trung Quốc coi là con vật thiêng. Từ khi Hán Vũ Đế tự nhận mình là con rồng thì các hoàng đế Trung Hoa sau đó đều tự coi mình là rồng, là con trời, được Thượng Đế phái xuống trần gian để trông coi trăm họ.

Do đó, cung điện vua ở gọi là Long cung, quần áo vua mặc gọi là Long bào, ghế vua ngồi gọi là Long kỷ, các đồ dùng của vua đều chạm trổ hoa văn hình rồng và các hoa văn trang trí trong cung điện nhà vua đâu đâu cũng mang hình rồng. Con đường chính nhà vua đi có lát 9 phiến đá lớn, trên mặt chạm trổ 9 con rồng, biểu tượng của Cửu trùng đài.

Ở điện Thái Hoà, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.

Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà

Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản. Điện Bảo Hoà là nơi cử hành ngự thi, tức là các khoá sinh thi đậu Tiến sĩ ở các nơi được gọi đến Điện Bảo Hoà để vua đích thân khảo tra lại lần cuối cùng, nên nơi đây có diện tích rộng, được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy.

Điện Bảo Hoà có 9 gian, còn điện Trung Hoà hình vuông, rộng 5 gian. Cả 3 ngôi điện: Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà đều lợp bằng ngói lưu ly màu vàng, cửa sổ màu đỏ cùng trên nền màu trắng nhưng về khối hình thì 2 lớn 1 nhỏ, mái của 3 ngôi điện khác nhau họp thành 1 quần thể kiến trúc hài hoà, phong phú, đa dạng.

Cung Càn Thanh

Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản.

Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà. Vì vậy, sự tranh chấp ngôi vua thường diễn ra rất quyết liệt, khi thầm lén, lúc công khai trong hoàng tộc và quần thần.

Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh có 35 con trai. Sau 1 thời gian dài tranh chấp, cuối cùng người con trai thứ 4 của ông được kế vị. Sau khi Ung Chính lên ngôi vua, ông rút kinh nghiệm nên đã đưa ra quyết định là lúc vua còn sống không công bố tên tuổi người kế vị, mà chỉ viết tên tuổi người đó vào 2 mảnh chiếu chỉ: 1 mảnh Nhà vua giữ bên mình, còn mảnh kia được để ở cung Càn Thanh, phía sau bức đại tự Chính Đại Quang Minh, chờ khi vua băng hà mới đem 2 mảnh có tên người đó gộp lại và công bố cho mọi người biết.

Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh

Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng hậu. Sau này bên trong chia làm 2 phần: phía Đông, Hoàng đế dùng làm nơi động phòng sau buổi kết hôn, phía Tây làm nơi cúng lễ. Ở vào khoảng giữa 2 cung Càn Thanh và Khôn Ninh có điện Giao Thái hình vuông, quy mô không lớn, là nơi để Hoàng hậu tiếp đón Hoàng thân Quốc thích đến chào mừng nhân ngày Lễ, Tết.

Nó được trang trí có hoa văn rồng và hoa văn phượng xen lẫn nhau. Rồng tượng trưng nhà vua, còn Phượng tượng trưng hoàng hậu. Lối kiến trúc của 3 ngôi điện lớn ở tiền triều phía trước, nhưng về quy mô to nhỏ, cao thấp, rộng hẹp thì kém nhiều.

Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển)

Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung đình. Ngự hoa viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu, các.

Về thực vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Quốc, ở đây còn tuỳ theo thời tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng bày trong vườn làm cho Ngự hoa viên có 1 cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước.

Điện Dưỡng Tâm

Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng.

Đông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ).

Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.

Theo Di sản thế giới"


(Nguồn: http://giadinh.net.vn/20090228125316682p0c1023/me-dam-tu-cam-thanh-bac-kinh.htm )


"Tử Cấm Thành - thành trong thành - là trung tâm Bắc Kinh với mái nhà ngói lưu ly màu vàng, sông hộ thành và tường vây ngăn màu đỏ ngăn cách thế giới bên ngoài, khiến dân chúng không thể đến gần. Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ đại quy mô lớn nhất, hoàn chỉnh nhất hiện còn trên thế giới.

Là trung tâm của Trung Hoa, nhưng trong mắt của người Trung Quốc, Tử Cấm Thành lại là trung tâm thế giới. Hoàng đế hai triều Minh, Thanh đã sống và những ngày cuối cùng tại đây, cho tới năm 1911, khi đế chế diệt vong.

Tử Cấm Thành xây dựng năm 1406 (năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời Minh) trải qua 14 năm mới hoàn thành. Năm 1421, hoàng đế Vĩnh Lạc dời quốc đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh, hao tốn lực lớn nhân tài và vật chất để xây dựng nên quần thể kiến trúc tương xứng với sự tôn nghiêm của hoàng gia. Năm 1644, quân Thanh lật đổ triều Minh, Tử Cấm Thành rơi vào cảnh cướp bóc. Hoàng đế triều Thanh lên ngai vàng, họ xây lại Tử Cấm Thành, đưa nó trở lại vẻ huy hoàng. Không chỉ vậy, họ còn xây thêm đền miếu, điện đường, hồ và đình viên cảnh sắc mê hồn. Đến cuối thế kỷ 18, sự huy hoàng của Tử Cấm Thành đã đạt đến mức đỉnh cao.

Tử Cấm Thành hình vuông, bố cục lấy tuyến giữa chính Nam, chính Bắc đối xứng, chung quanh là con sông hộ thành rộng và tường cao 9 mét. Trong thành bố trí một cách đối xứng cung điện, cửa, viện, sông nhỏ và đình viên. Tổng cộng có 9.999 gian phòng dành riêng cho hoàng đế và quyến thuộc, bao gồm thái hậu, hậu phi và các hoạn quan, cung nữ. Trong cung hình thành nên quy tắc, lễ nghi cấm kỵ, vô cùng phức tạp. Và Tử Cấm Thành trở thành cái lồng vàng, ở đó hoàng đế và những người hầu đều tránh né thế giới chân thực bên ngoài.

Các kiến trúc chủ yếu của Tử Cấm Thành đều chầu về hướng nam, đạt mục đích tránh gió lạnh từ Siberi và quỷ thần phương Bắc bất lợi. Cửa chính Ngọ môn ở mặt Nam là nơi hoàng đế kiểm duyệt quân đội. Qua khỏi Ngọ môn là một đại viện, kim thủy hà xuyên ngang, trên sông có năm cầu đá cẩm thạch, đạo diện cho ngũ đức. Qua cầu là tới Thái Hòa môn. Bên trong cửa có viện lạc lớn, chứa tới 90.000 người.

Ở một đầu mút khác, trên nền đá cẩm thạch đứng sừng sững là vật thể kiến trúc cao lớn nhất Tử Cấm Thành - Thái Hòa điện. Trong điển lễ quốc sự quan trọng, hoàng đế trang nghiêm ngồi trên Thái Hòa điện, trong từng tiếng chuông vàng khói trầm nghi ngút, tiếp nhận sự quỳ lạy của trăm quan và những phụ nữ cao sang.

Qua khỏi Thái Hòa điện là hai đại điện: Trung Hòa điện và Bảo Hòa điện. Đi về phía Bắc là Càn Thanh cung, nơi hoàng đế và quyến thuộc cư trú. Đầu tận cùng phía Bắc của quần thể kiến trúc này là Ngự hoa viên, cổ kính, trang nhã, sang trọng, bên trong có Thái hồ với cây cối, tượng điêu khắc, lâu đài đình các, ao nước và thác. Chỗ vào cửa khu viên lâm yên tĩnh được gọi là Khôn Ninh môn.

Sau năm 1949, Tử Cấm Thành được đổi làm Viện bảo tàng Cố Cung.

(Theo sách 100 kỳ quan thế giới) "


(Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Nhin-ra-The-gioi/2005/04/3B9DD742/ )


Khai trương 5 Blog mới kể lại những ngày hưu trí đi du lịch khắp nơi, đi, thấy, hiểu, và vui hưởng cuộc đời. Mời các bạn viếng thăm:

Việt Nam, Quê hương mến yêu

Những ngày về thăm lại quê hương

http://lthdan03.wordpress.com/


Nước Mỹ nơi tôi đang sống

Những ngày sống tại Mỹ

http://lthdan04.wordpress.com/


New York của tôi

Những ngày hạnh phúc

http://lthdan02.wordpress.com/


Du Lịch thế giới

Thế giới dưới mắt một người Mỹ gốc Việt

http://lthdan05.wordpress.com/


Đi giang hồ với người tình trăm năm

Đi tìm hạnh phúc

http://lthdan.wordpress.com/


Mời đọc thêm: Du lịch Trung Quốc

Du lịch Trung Quốc (67): Quảng trường Thiên An Môn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/20991712

Du lịch Trung Quốc (66): Vịt quay Bắc Kinh và Kinh Kịch
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=20565922

Du lịch Trung Quốc (65): Thập Tam Lăng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/20221762

Du lịch Trung Quốc (64): Một khách sạn 5 sao ở Bắc Kinh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=20067152

Du lịch Trung Quốc (63): Một tiệm bán đồ lưu niệm của Thái Giám ngày xưa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18962902

Du lịch Trung Quốc (62): Vạn Lý Trưởng Thành
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18713282

Du lịch Trung Quốc (61): Đêm cuối cùng trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18356682

Du lịch Trung Quốc (60): Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng (Kỳ 3)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/18254592

Du lịch Trung Quốc (59): Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17743582

Du lịch Trung Quốc (58): Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17353352

Du lịch Trung Quốc (57): Xian (Tây An), cái nôi của nền văn minh thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17209082

Du lịch Trung Quốc (56): Một bữa cơm tối thời nhà Đường (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17116432

Du lịch Trung Quốc (55): Một bữa cơm tối thời nhà Đường (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17076522

Du lịch Trung Quốc (54): Sở thú Trùng Khánh (Chongqing)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16974372

Du lịch Trung Quốc (53): Trùng Khánh (Chongqing)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16875432

Du lịch Trung Quốc (52): Thạch Bão Trại (Shibaozhai Temple) (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16652522

Du lịch Trung Quốc (51): Thạch Bão Trại (Shibaozhai Temple) (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16629772

Du lịch Trung Quốc (50): Nhìn mặt trời mọc trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16531972

Du lịch Trung Quốc (49): Hẻm núi Cù Đường (Qutang gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16468492

Du lịch Trung Quốc (48): Những Tổng Thống Mỹ đã thăm viếng Trung Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16430692

Du lịch Trung Quốc (47): Tiểu Tam Hiệp (Lesser Three Gorges)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16383352

Du lịch Trung Quốc (46): Hẻm núi Vu Hiệp (Wu Gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16316362

Du lịch Trung Quốc (45): Hẻm núi Tây Lăng (Xiling Gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16239042

Du lịch Trung Quốc (44): Đập Tam Hiệp
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16157332

Du lịch Trung Quốc (43): Một làng nhỏ ở hẻm núi Tây Lăng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16093202

Du lịch Trung Quốc (42): Lênh đênh trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16056872

Du lịch Trung Quốc (41): Một bông hồng cho học sinh nghèo
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15946842

Du lịch Trung Quốc (40): Đi Kinh Châu (Jingzhou)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15899812

Du lịch Trung Quốc (39): Viện Bảo Tàng Thượng Hải (Shanghai Museum)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15840562

Du lịch Trung Quốc (38): Thăm viếng một xưởng dệt thảm tại Thượng Hải
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15828612

Du lịch Trung Quốc (37): Xem biểu diễn nhào lộn (Acrobat show)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15807162

Du lịch Trung Quốc (36): Thăm viếng một xưởng thêu ở Thượng Hải
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15778852

Du lịch Trung Quốc (35): Bến Thượng Hải (Bund)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15756902

Du lịch Trung Quốc (34): Bò húc bến Thượng Hải (Bund)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15727982

Du lịch Trung Quốc (33): Vườn Dự Viên (Yuyuang Garden)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15701572

Du lịch Trung Quốc (32): Phố cổ Thượng Hải (Old Shanghai)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15673202

Du lịch Trung Quốc (31): Expo Thượng Hải 2010
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15645862

Du lịch Trung Quốc (30): Một góc Thượng Hải nhìn từ cửa sổ phòng ở khách sạn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15620112


Mời đọc thêm: Turkey, Greece & Egypt

Lên tàu cruise Norwegian Jade
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7877361

Tham quan Blue Mosque (Istanbul)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7856661

Cung điện các Vua Sultan ngày xưa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7814741

Di tích chợ Smyrna 5.000 năm trước
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7891771

Izmir, thành phố kết nghĩa của Đà Nẵng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7913361

Đảo Mykonos thơ mộng (Hy Lạp)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7954811

Chúa đảo Mykonos (Hy Lạp)?
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7970321

Đảo Santorini
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=7998141

Người đàn bà nổi tiếng nhất thế giới, Cleopatra
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8007591

Cung điện Knossos ở đảo Crete (Hy Lạp)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8028851

Thủ đô Heraklion của đảo Crete (Hy Lạp)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8045611

Kim Tự Tháp Ai Cập
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8121541

Hình ảnh Kim Tự Tháp (Ai Cập)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/2706207

Đi du thuyền trên sông Nile (Ai Cập)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8047831

Một ngày trên tàu cruise đi Ai Cập
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8161441

Thành lũy của Saladin (Ai Cập)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8178601

Tranh trên giấy còi (papyrus) (Ai Cập)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8203111

Tượng thần Hy Lạp tại Bảo tàng viện Izmir (Smyrna)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8239881

Tham quan thành phố của nữ hoàng Cleopatra (Ai Cập)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8380871

Tham quan Bảo tàng viện Alexandria
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8494641

Hải đăng Alexandria kỳ quan thế giới thời cổ đại
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8763571

Cung điện mùa hè của Vua Farouk
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8765001

Thăm viếng Corfu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8803241

Thăm viếng đảo Katakolon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=8804411

Đêm cuối cùng trên tàu cruise
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8868561

Tàu cruise cặp bến Piraeus
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8874591

Thăm viếng Acropolis
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8879431

Thăm viếng Athens: Sân vận động Olympic
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8926081

Thăm viếng Athens: Màn thay đổi lính gác
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8923891

Athens: Quốc Hội, Hàn Lâm Viện, Khu chợ Plaka
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8965421

Athens: Tham quan Đền thờ Zeus
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/8982831

Đền thờ Poseidon (Vịnh Sounion)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9004851

Tham quan Kim Tự Tháp Ai Cập và Las Vegas
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9204381


Mời đọc thêm: Central Europe

Từ New York đến Frankfurt
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9033951

Weimar, di sản thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9067181

Một đêm tại Đông Bá Linh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9107151

Tham quan Bá Linh (Berlin City Tour)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9122691

Cổng Brandenburg (Bá Linh)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9177551

Potsdam, di sản văn hóa thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9213041

Phố mua sắm Kürfürstendam (Bá Linh)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9319021

Rời Bá Linh đi Warsaw (Ba Lan)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9338861

Đêm Warsaw (Ba Lan)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9372221

Nhạc Chopin
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9411351

Warsaw Ghetto (Khu tập trung Do Thái Warsaw)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9453401

Khu phố cổ Warsaw, một di sản thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9493561

Cung điện Wilanow (Warsaw)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9518971

Đức Mẹ Đen Jasna Gora, nữ vương Ba Lan
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9567141

Auschwitz, một di sản thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9647261

Tham quan Krakow
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9685191

Đền Vua Wawel Castle, một di sản thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9723661

Con đường Vua đi (Royal Road)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9794841

Quảng trường chợ cũ Krakow (Main Market Square)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9808441

Mỏ muối Wieliczka, di sản thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9893081

Một đêm tại Krakow (Ba Lan)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9977031

Một ngày đi ba nước: Ba Lan, Slovakia và Hung Gia Lợi
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10048401

Budapest, di sản thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10084491

Làng Szentendre (gần Budapest)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11126951

Budapest: Một đêm vui
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11231721

Hoàng Cung Áo (Hofburg Imperial Palace)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11358761

Vienna: Nhà thờ St. Stephen
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11415391

Vienna: Cung điện mùa hè Schönbrunn Palace
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11475041

Vienna: Đi nghe hòa tấu nhạc Viennese Waltz
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11488861

Prague: Tu viện Strahov
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11510381

Prague: Krizikova Fountain, Những giây phút tuyệt vời
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11525751

Prague: Lang thang thăm viếng một di sản thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11532251

Prague: Cung điện Prague (Prague Castle)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11567251

Prague: Một buổi tối tuyệt vời
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11594852

Munich: Lâu đài Nymphenburg của vua Ludwig
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11620222

Munich: Quảng trường Đức Mẹ (Marienplatz)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11769142

Munich: Đi nhậu ở quán beer Hofbräuhaus
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11821372

Con đường lãng mạn (The Romantic Road)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11861832


Mời đọc thêm: Du lịch nước Nhật

Du lịch nước Nhật (1): 9 ngày thăm viếng đảo Honshu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12580192

Du lịch nước Nhật (2): Bảo tàng viện Edo - Tokyo
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12640142

Du lịch nước Nhật (3): Chùa Asakusa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12668432

Du lịch nước Nhật (4): Xe kéo Việt Nam, xe kéo Nhật
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12712312

Du lịch nước Nhật (5): Hoàng Cung
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12761912

Du lịch nước Nhật (6): Phố mua sắm Ginza
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12805522

Du lịch nước Nhật (7): Công viên bờ biển Odaiba
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12851322

Du lịch nước Nhật (8): Đi du thuyền trên hồ Ashi
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12913082

Du lịch nước Nhật (9): Ōwakudani (Thung lũng sôi sục)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12939882

Du lịch nước Nhật (10): Tắm suối nước nóng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13024762

Du lịch nước Nhật (11): Đi chụp hình núi Phú Sĩ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13069082

Du lịch nước Nhật (12): Đồng cỏ dại dưới chân núi Phú Sĩ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13188892

Du lịch nước Nhật (13): Khu du lịch Fuji 8 Seas
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13250912

Du lịch nước Nhật (14): Pha Lê núi Phú Sĩ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13316642

Du lịch nước Nhật (15): Thác nước Shiraito (Shiraito Waterfall)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13370282

Du lịch nước Nhật (16): Đi xe lửa cao tốc của Nhật (Bullet Train)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13447112

Du lịch nước Nhật (17): Đi tìm Geisha ở khu phố Gion
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13504152

Du lịch nước Nhật (18): Đền Yasaka ở khu phố Gion
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13565162

Du lịch nước Nhật (19): Một khách sạn ở Kyoto
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13593202

Du lịch nước Nhật (20): Cảnh đẹp khu Arashiyama
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13666882

Du lịch nước Nhật (21): Xem trình diển thời trang Kimono
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13760372

Du lịch nước Nhật (22): Chùa Kiyomizu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13812342

Du lịch nước Nhật (23): Phố ăn uống và mua sắm Dōtonbori (Osaka)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13857472

Du lịch nước Nhật (24): Chùa Todai-ji (Đông Đại Tự)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13959632

Du lịch nước Nhật (25): Chợ Tàu Kobe
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14014942

Du lịch nước Nhật (26): Tham quan xưởng làm Sake
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14079282

Du lịch nước Nhật (27): Công viên Nai (Deer Park)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14154412

Du lịch nước Nhật (28): Lâu đài Osaka (Osaka Castle)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14271492

Du lịch nước Nhật (29): Ăn thịt bò Kobe
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14547262


Mời đọc thêm: Du lịch Spain và Portugal

Du lịch Spain và Portugal (01): 14 ngày tuyệt vời
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14228382

Du lịch Spain và Portugal (02): Madrid
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14546262

Du lịch Spain và Portugal (03): Toledo Di sản Văn hoá Thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14591692

Du lịch Spain và Portugal (04): Cung điện Vua Hồi giáo (Alhambra)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14594402

Du lịch Spain và Portugal (05): Alhambra, di sản thế giới kỳ 2
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14610842

Du lịch Spain và Portugal (06): Hải cảng Málaga
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14615372

Du lịch Spain và Portugal (07): Tắm biển Costa Del Sol
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14661982

Du lịch Spain và Portugal (08): Tham quan Ronda
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14668222

Du lịch Spain và Portugal (09): Một ngày vui ở Gibraltar
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14693062

Du lịch Spain và Portugal (10): Tham quan Seville
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14694722

Du lịch Spain và Portugal (11): Xem đấu bò
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14697712

Du lịch Spain và Portugal (12): Xem biểu diển Flamenco
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14717122

Du lịch Spain và Portugal (13): Di sản văn hoá thế giới Evora
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14719742

Du lịch Spain và Portugal (14): Tham quan Lisbon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14741932

Du lịch Spain và Portugal (15): Đức Mẹ Fatima
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14764352

Du lịch Spain và Portugal (16): Tham quan cố đô Coimbra
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14765462

Du lịch Spain và Portugal (17): Oporto, Di sản văn hoá thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14788832

Du lịch Spain và Portugal (18): Di sản thế giới Salamanca
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15655012

Du lịch Spain và Portugal (19): Di sản thế giới Avila (Spain)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15731812

Du lịch Spain và Portugal (20): Di sản thế giới Segovia (Spain)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15792922


Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/21395272

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts